Thiết thực chào đón năm mới năm 2024, mừng Đảng, mừng Xuân Giáp Thìn, xã Trưng Vương, thành phố Việt Trì phối hợp với Bảo tàng Hùng Vương, tỉnh Phú Thọ phục dựng lại tục lệ Hát Xoan kết nước nghĩa giữa Phường Xoan An Thái và Nhân dân thôn Lâu Thượng xã Trưng Vương tại Di tích LSVH cấp Quốc gia Đình Ngoại Lâu Thượng

Thực hiện Kế hoạch số 35/KH – SVHTTDL ngày 28 tháng 02 năm 2023 của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc Triển khai các nhiệm vụ trọng tâm về bảo tồn và phát huy giá trị Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại Hát Xoan Phú Thọ,nhằm triển khai nhiệm vụ trọng tâm Đề án gìn giữ, phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại Hát Xoan Phú Thọ giai đoạn 2020 – 2025 đã được Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ phê duyệt. Từ Tháng 9/2023 Bảo tàng Hùng Vương đã phối hợp với Phòng Văn hóa –  Thông tin thành phố Việt Trì, UBND xã Trưng Vương tổ chức nghiên cứu, điều tra, phục dựng tục lệ hát Xoan kết nước nghĩa giữa phường Xoan An Thái và thôn Lâu Thượng, xã Trưng Vương, TP Việt Trì.

Đến ngày 30/11/2023 Bảo tàng Hùng Vương cùng công ty Truyền thông sự kiện văn hóa đã phối hợp với UBND xã Trưng Vương, Tiểu ban quản lý Di tích LSVH Đình Ngoại và Nhân dân thôn Lâu Thượng cùng sự có mặt đông đủ của chính quyền các KDC và Nhân dân toàn xã đã tổ chức thành công buổi ghi hình phục dựng lại tục lệ Hát Xoan kết nước nghĩa giữa Phường Xoan An Thái và Nhân dân thôn Lâu Thượng tại Di tích LSVH cấp Quốc gia Đình Ngoại Lâu Thượng. Sau đây là sơ bộ một số hình ảnh trong quá trình thực hiện ghi hình.

QUAN VIÊN VÀ NHÂN DÂN  HỌP BÀN MỜI P. XOAN AN THÁI

CÁC QUAN VIÊN, CAO NIÊN VÀ NHÂN DÂN THÔN LÂU THƯỢNG LÊN ĐÓN P. XOAN AN THÁI

 

 

MỘT SỐ HÌNH ẢNH  TẠI DI TÍCH CỦA P. XOAN AN THÁI CLB HÁT XOAN XÃ TRƯNG VƯƠNG CÙNG  ĐẠI BIỂU VÀ NHÂN DÂN LÂU THƯỢNG

MỘT SỐ HÌNH ẢNH GIAO LƯU, TRÒ TRUYỆN CHỤP HÌNH LƯU NIỆM GIỮA P. XOAN AN THÁI VÀ ND THÔN LÂU THƯỢNG BÊN NGOÀI SÂN ĐÌNH NGOẠI

Kết nước nghĩa là một tập tục đặc sắc trong Di sản hát Xoan. Toàn tỉnh có 16 làng (thôn) với 18 di tích có tục lệ kết nước nghĩa với các phường Xoan. Tuy nhiên, trải qua thời gian và những ảnh hưởng của cuộc sống đời thường, tục lệ này hiện đã mai một, số làng còn duy trì không nhiều. Nhằm phục hồi lại các yếu tố văn hóa đã bị mai một trong diễn xướng, bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa hát Xoan một cách lâu dài, bền vững, Sở VH,TT&DL tỉnh phú Thọ đã ban hành kế hoạch triển khai các nhiệm vụ trọng tâm về gìn giữ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại hát Xoan, trong đó có nội dung khôi phục tục lệ hát Xoan kết nước nghĩa. Trước tiên là khôi phục tục kết nước nghĩa giữa phường Xoan An Thái và thôn Lâu Thượng, xã Trưng Vương, TP Việt Trì. Mong rằng với sự quan tâm của các cấp, các ngành, các địa phương và của phường Xoan, những làn điệu Xoan sẽ luôn trường tồn, sống mãi với thời gian…(1)

 

PHƯỜNG XOAN AN THÁI ĐƯỢC ĐÓN TIẾP TẠI NHÀ ĐĂNG CAI GIA ĐÌNH CỤ ĐỖ THỊ HUYỀN KHU 3 TRƯNG VƯƠNG

   

MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG GHI HÌNH TẠI SÂN DI TÍCH ĐÌNH NGOẠI LÂU THƯỢNG

Hát Xoan thường được tổ chức ở những di tích tín ngưỡng truyền thống như Miếu, Đình làng để làm nơi trình diễn chuyển tải những ước nguyện và sự cầu mong của dân làng đến các bậc Thánh, Thần, Vua… Nên Hát Xoan Phú Thọ còn có các tên gọi khác là Hát cửa Đình hay gọi theo chữ Hán gọi là Ca môn đình.
Mặt khác, Hát Xoan Phú Thọ còn mang nhiều giá trị văn hoá truyền thống cổ xưa bởi yếu tố âm nhạc, điệu múa, hình thức trình diễn bao hàm ý nghĩa nhân văn, nhân bản của người nông dân vùng Trung du Phú Thọ, đó là ca ngợi cuộc sống lao động đầy khó khăn vất vả thông qua các hoạt động nghề nghiệp tiêu biểu, khá điển hình của nhà nông trong lịch sử dựng nước và giữ nước như: Ngư (đánh cá); Tiều ( kiếm củi ); Canh ( nghề cửi canh dệt vải); Mục ( chăn trâu, cắt cỏ); xe chỉ, vá may… của các thế hệ người dân Đất Tổ đã trải qua và được dân gian hoá bằng hình thức nghệ thuật truyền thống chứa đầy bản sắc văn hoá của người dân vùng Trung du mà không nơi nào có được. Hát Xoan Phú Thọ còn chứa đựng nhiều giá trị nhân văn khác về tình cảm và mối quan hệ gắn bó giữa những người nông dân quanh năm ” một nắng, hai sương” với thiên nhiên thông qua hình thức trình diễn hát quả cách để biểu cảm ước muốn, nguyện cầu thiên nhiên như: Tứ mùa cách; Xuân thời cách; Hạ thời cách; Thu thời cách; Đông thời cách. Ngoài ra, Hát Xoan Phú Thọ còn phản ánh đời sống tinh thần phong phú thông qua các hoạt động lễ hội dân gian với hình thức hát đối đáp nam nữ giao duyên như Xin huê, đố chữ, hát đúm, hát bỏ bộ…

Hát Xoan còn đề cập đến mối quan hệ xã hội giữa các làng, chạ với nhau thông qua tục lệ hát kết nước nghĩa giao lưu giữa các làng có Đình thờ Thành hoàng làng với nhau trên địa bàn tỉnh Phú Thọ. Mối quan hệ rất nhân văn ấy đã được thể hiện qua nhiều làn điệu trong Hát Xoan như: Hát đón Đào; Hát mời rượu; Hát nước nghĩa; Hát giã bạn… (2).

(1): Nguồn: Vĩnh Hà.

(2): Nguồn: Đặng Đình Thuận – PCT Hội VNDG Phú Thọ.

Ban Văn hóa – xã hội 

Bài viết liên quan